Việt Nam là một trong những đất nước có nền ẩm thực đặc sắc của khu vực Đông Á. Những du khách quốc tế đến với Việt Nam đều muốn quay lại bởi nên văn hóa lâu đời với các món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Với bề dày lịch sử kết hợp với nét văn hóa địa phương, các món ăn truyền thống Việt Nam hiện đang rất nổi tiếng và gây được ấn tượng lớn đối với bạn bè quốc tế. Hãy cùng otc-restaurants.com chúng tôi tìm hiểu một vài món ăn truyền thống ngon và nổi tiếng ở Việt Nam qua bài viết sau nhé.
I. Những món ăn truyền thống Việt Nam ngon khó cưỡng
1. Phở
Phở là một trong những món ăn truyền thống Việt Nam được rất nhiều người biết đến và yêu thích. Đây không chỉ là món ăn quen thuộc với người dân Việt Nam mà còn là nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của dân tộc, được bạn bè quốc tế yêu thích và là niềm tự hào khi được thêm vào từ điển tiếng Anh Oxford và từ điển Merriam-Webster.
Phở có nguồn gốc từ đầu thế kỷ 20 tại Hà Nội và Nam Định, đây cũng chính là 2 địa điểm có loại phở truyền thống nổi tiếng và ngon nhất. Đặc điểm chung của các loại phở là làm từ sợi phở, có nước súp, gia vị được ăn cùng với thịt bò và thịt gà.
Phở đã trở thành món ăn phổ biến của người dân Việt Nam từ thời Đông Dương đến bây giờ. Bạn có thể tìm thấy bất kỳ các cửa hàng phở gia truyền nổi tiếng ở mọi miền tổ quốc. Chính vì thế mà phở được xem là món ăn “Quốc hồn quốc túy” đại diện cho tinh hoa ẩm thực Việt.
2. Bánh Mì
Sau Phở thì Bánh mì cũng trở thành món ăn đặc trưng cho văn hóa ẩm thực Việt Nam. Đây là món ăn được mệnh danh là sandwich ngon nhất thế giới và cũng được công nhận trong từ điện Oxford.
Bánh mì là món ăn bình dân quen thuộc, có nguồn gốc từ bánh mì của Pháp và được người Việt rạch bụng ổ bánh mì nhồi vào đó rất nhiều loại nhân khác nhau. Chính vì thế mà Bánh mì Việt Nam có đặc trưng riêng, khác biệt so với bánh mì của Pháp.
Nhân bánh mì rất đa dạng, có thể là giò lợn, chả lợn. thịt lợn nướng, lạp xưởng, xúc xích, trứng rán,… nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bánh mì pate.
Bánh mì Việt Nam rất đa dạng do có thể kẹp được nhiều loại nhân khác nhau, bởi vậy mỗi hàng bán bánh mì có thể sẽ có một công thức và gia vị khác nhau. Do giá thành không quá cao và lại dễ ăn nên bánh mì thường được bán ở dọc đường phù hợp với mọi tầng lớp.
3. Bánh cuốn
Bánh cuốn cũng là một trong những món ăn truyền thống Việt Nam quen thuộc với mọi người. Ở bất cứ vùng miền hay địa phương nào thì bánh cuốn là một trong những món ăn sáng bình dân được nhiều người yêu thích và lựa chọn bởi dễ ăn, dễ tìm và đặc biệt là no lâu.
Từ thời Trần, bánh cuốn đã là món ăn rất phổ biến ở cung đình, cũng theo như vua Trần Nhân Tông thì món ăn này là phong tục có từ tận thời An Nam truyền lại cho đến bây giờ.
Bánh cuốn được làm bằng cách tráng bột gạo mỏng thành vỏ, sau đó đổ nhân gồm mộc nhĩ, thịt băm, hành khô.
Tùy vào văn hóa ẩm thực của từng vùng miền và địa phương mà cách làm bánh cuốn ở một số nơi lại khác nhau, ví dụ như:
- Bánh cuốn Lạng Sơn: Ở Lạng Sơn bánh cuốn thường có lớp bột dày, phần nhân là trứng lòng đào, thịt xay và được ăn cùng với nước dùng ninh từ xương hoặc nước giấm đường xì dầu.
- Bánh cuốn Cao Bằng lại đặc trưng bởi phần bột bánh cuộn lại, được ăn cùng với nước ninh xương, hành lá và trứng gà.
- Bánh cuốn Nam Định lại được tráng rất mỏng, ăn kèm với rau thơm, hành phi và chả quế.
- Bánh cuốn Sài Gòn lại có lớp bột dày, nhân mộc nhĩ, hạt tiêu, thịt băm được ăn kèm với nước mắm ngọt, nem chua, chả lụa, bánh tôm và rau thơm.
4. Bánh khọt – Món ăn truyền thống Việt Nam
Bánh khọt là một loại bánh đặc trưng của miền Nam Việt Nam có nguồn gốc từ bánh căn của vùng Bình Thuận, đây cũng là món ăn truyền thống của Việt Nam có từ lâu đời.
Nguyên liệu để làm ra loại bánh này cũng không quá cầu kỳ, bánh được làm từ bột gạo hoặc bột sắn với nhân tôm thường là tôm sắt tươi bóc vỏ, được nướng và ăn kèm cùng với rau sống, nước mắm pha ngọt. Do đó, bánh khọt là một trong những món ăn vặt truyền thống được nhiều người yêu thích.
Bánh khọt là một trong những cái tên gọi có nhiều lý giải hết sức thú vị, có nhiều người cho rằng trong quá trình đổ bánh vào chảo người ta dùng muỗng để lấy ra khỏi khuôn đã tạo ra những tiếng “khọt khọt”.
Những cũng có cách giải thích khác là do thời xưa nghèo khổ, người dân không có điều kiện để thưởng thức những món ăn cao lương mỹ vị mà chỉ ăn các loại bánh làm từ bột, vì thế mà người ta gọi là bánh khộp nhưng do đọc chệch thành bánh khọt.
5. Bánh chưng /Bánh tét
Bánh chưng (miền trong gọi là bánh tét) là một món ăn truyền thống Việt Nam mỗi dịp Tết đến. Truyền thuyết kể rằng bánh chưng, bánh dày đã có từ thời vua Hùng, đây là món ăn thể hiện lòng biết ơn của các thế hệ con cháu đối với trời đất.
Trong đó bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho đất còn bánh dày có hình tròn tượng trưng cho trời. Bánh chưng được sử dụng nguyên liệu dân dã, vỏ bánh là gạo nếp, nhân bánh bao gồm thịt lợn và đậu xanh, bánh sẽ được gói thành hình vuông hoặc hình tròn (bánh tét) sau đó đem đi luộc chín.
Hình ảnh bánh chưng thường gắn liền với hình ảnh đám trẻ con ngồi trông bánh xuyên đêm, vừa đánh bài tam cúc vừa trông bánh trong mỗi dịp Tết.
II. Kết luận
Trên đây là những món ăn truyền thống Việt Nam được nhiều người yêu thích và cũng là đặc sản nổi tiếng không thể bỏ qua. Hy vọng những thông tin thú vị bên trên giúp các bạn hiểu thêm về hương vị quê hương. Đừng quên theo dõi chuyên mục Đồ ăn thường xuyên để biết thêm nhiều món ăn nổi tiếng trong và ngoài nước nhé.